Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không?

Để có thể trả lời được câu hỏi Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không, chúng ta cần lý giải được đây là căn bệnh gì? Nguồn gốc xuất phát từ đâu? Có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau để người nuôi gà có biện pháp chủ động phòng tránh, hạn chế thiệt hại kinh tế, đem về nguồn thu nhập cao.Bệnh
tụ huyết trùng là gì?Còn có tên gọi khác là bệnh toi, đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở gia cầm. Đây cũng là bệnh có khả năng lây lan với tốc độ nhanh ở mọi giai đoạn, mọi lứa tuổi của gà với những diễn biến phức tạp. Nếu không nhanh chóng phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, người nuôi gà sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bệnh toi xuất hiện ở gà là do loại vi khuẩn Pasteurella multocida gây raNguyên
nhân gây bệnhBệnh toi xuất hiện ở gà là do loại vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Con đường lây lan nhanh nhất là từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua con đường ăn uống, hay nguồn nước bị nhiễm khuẩn tụ huyết trùng.Triệu
chứng của gà khi mắc bệnh:Thể
quá cấp tínhỞ thể này, trên cơ thể gà không biểu hiện rõ các triệu chứng cụ thể mà dẫn đến chết đột ngột. Có những trường hợp đang ăn cũng lăn đùng ra chết.Mào gà tím tái cũng là biểu hiện của tụ huyết trùngThể
cấp tínhỞ thể này, gà thường xuyên ủ rũ, sốt, bỏ ăn, lông
xù, đi lại chậm chạp, mào gà chuyển sang tái tím. Nếu quan sát kỹ ở miệng, bạn
sẽ thấy nhớt gà có màu đục, gà thở khò khè. Phân gà loãng chuyển từ màu nhạt
sang màu xanh sẫm, có chứa dịch nhầy. Ở thể này, tỷ lệ gà chết chiếm 50%, nếu
sau 24 -72h chưa có cách điều trị kịp thời, gà sẽ chết.Thể
mãn tínhỞ thể này, tình trạng gà bị tiêu chảy kéo dài, đi kèm biểu hiện các khớp sưng tấy, tích gà sưng, đẻ trứng kém. Nếu nghe kỹ, bạn có thể phát hiện thấy tiếng ran ở vùng khí quản gà.Bệnh tích tụ huyết trùng ở gàNếu tiến hành giải phẫu gà bị bệnh tụ huyết trùng,
quan sát nội tạng bên trong sẽ có một số đặc điểm sau:Các cơ bắp của gà bệnh bị bầm tím, thịt nhão.Tim gà sưng to, có dịch thẩm màu vàng.Phổi gà bị tụ máu chuyển sang màu nâu thẫm.Phế quản xuất hiện nhiều dịch nhớt có bọt hồng.Gan gà hơi sưng, có những vết hoại tử màu trắng xám, hoặc trắng vàng.Vùng bị viêm lây lan đến buồng trứng và cả ống dẫn trứng.Các khớp sưng to, chứa nhiều dịch nhầy xám đục.Khi tận mắt quan sát nội tạng gà đã chết do bệnh tụ huyết gây nên, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời chính đáng cho câu hỏi: Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không? Phổi gà bị tụ máu chuyển sang màu nâu thẫmPhác
đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gàCần phải vệ sinh đều đặn chuồng trại, dụng cụ ăn uống của gà.Sử dụng các loại kháng sinh: Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin cho quá trình điều trị.Cung cấp cho cơ thể gà các chất điện giải vitamin C, B-Complex góp phần tăng sức đề kháng cho gà.Hiện nay, thuốc đặc tụ huyết trùng cho gà chưa có,
vì thế biện pháp phòng bệnh vẫn được cho là cách hiệu quả nhất.Điều
trị tụ huyết trùng cho gà theo cách dân gian:Nguyên liệu dùng làm thuốc cho gà gồm có:Than gỗ nhỏ bằng móng tay gồm 3 miếng.Gừng sống cần 3 lát.Tiêu hạt cần 8 viên.Tỏi tươi cần 3 tép.Nhờ có tỏi để kích thích tiêu hóa cho gà biếng ăn, tránh được tình trạng khó tiêu ở gà hiệu quả. Cách điều trị cho gà bằng thuốc nam cũng được nhiều người nuôi gà áp dụng, nhất là điều trị một số bệnh vặt thường gặp ở gà khi thời tiết giao mùa, giúp tăng sức đề kháng để tránh lại những con virus gây bệnh nguy hại.Xem thêm: Danh sách bệnh thường gặp ở gà và cách phòng chữaTrên đây là tổng hợp những thông tin bổ ích về bệnh
tụ huyết ở gà. Với những biểu hiện, triệu chứng nguy hiểm trên gà, hy vọng rằng
người nuôi gà đừng tiếc của giết thịt để đánh chén. Như vậy, với câu hỏi “Gà bị
tụ huyết trùng có ăn được không”, chúng tôi khuyên bạn không nên ăn để bảo vệ sức
khỏe cho mình và người thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo