Cách trị bệnh gà ủ rũ là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay, đặc biệt là những người chăn nuôi gà (gia súc gia cầm) và các “Anh Hào” trong làng chiến kê.Trong quá trình này, không thể tránh khỏi tình trạng vật nuôi bị bệnh, nếu người chăm sóc nắm vững các triệu chứng của bệnh, nguyên nhân, cách phòng chống và chữa trị… sẽ hạn chế được những tổn thất không đáng có.Bệnh ủ rũ ở gà là gì? Các triệu chứng
thường thấyChắc hẳn đối với nhiều người, cái tên “bệnh ủ rũ ở gà” vẫn còn khá mới mẻ và lạ lẫm, nhưng với những ai đã nuôi gà chiến, chăn nuôi gia súc gia cầm thì sẽ hiểu rõ.Xem thêm:Bệnh
ủ rũ hay còn được gọi là dịch tả, khá nghiêm trọng và gây nguy hiểm cho tính mạng
của vật nuôi, bệnh thường thấy ở gà, vịt, ngan, ngỗng,… Một trong những triệu
chứng dễ thấy nhất khi gà mắc bệnh là:– Đối với gà phát bệnh nhanh: Gà bỏ ăn; ủ rũ; mào chuyển sang màu tím; phân lỏng, đôi khi có lẫn cả máu; hơi thở nặng nhọc, khò khè, đôi khi là bị sặc; chảy nước mắt, nước mũi, nước dãi chảy kéo dài thành sợi; tình trạng sinh sản ở gà giảm mạnh, sút ký,.. Tỷ lệ chết lên đến 100%.–
Đối với gà phát bệnh trung bình: ho hen; khó thở; thường rướn dài người hoặc cổ
để hít khí; phân lỏng màu xanh, trắng; ăn uống giảm sút; mào thâm; lỗ huyệt bẩn
do phân bám dính;.. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây liệt chân, liệt cánh, ngoẹo
đầu – cổ… Tỷ lệ chết từ 60% – 70%.– Đối với gà phát bệnh chậm: Nếu đàn gà nuôi, gà chiến đã được tiêm phòng, dùng vacxin nhưng vẫn mắc bệnh là do hệ miễn dịch chưa cao. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bỏ ăn, sụt ký, tiếp đến là ho hen sặc khoẹt, tình trạng bệnh kéo dài và không chữa trị sẽ gây tiêu chảy loãng, phân xanh trắng, lỗ huyệt bẩn, lông gà xơ, đứng ủ rũ một chỗ, mắt nhắm nghiền rụt cổ lại… Tỷ lệ tử vong cao, số lượng chết sẽ ngày càng gia tăng nếu như không phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.Nguyên nhân dẫn đến bệnh gà ủ rũ và
cách điều trị1. Nguyên nhânTheo
khoa học nghiên cứu thì bệnh ủ rũ ở gà do virus Newcastle gây ra, thường lây
qua việc tiếp xúc với người, chuột, gió,… đặc biệt là từ chim trời hoặc
vaccine nhiễm virus từ trước đó.2. Cách trị bệnh gà ủ rũ và phòng bệnhBệnh gà ủ rũ có tính chất “lây truyền” cao, khi phát hiện cá thể đầu tiên mắc bệnh hãy nhanh chóng mang đi khám, tiêm vaccin Lasota, đồng thời kiểm tra hết số lượng gà còn lại trong chuồng.Tiến
hành vệ sinh chuồng gà, khử trùng máng ăn, máng uống, khu vực nuôi cũng như môi
trường xung quanh. Đặc biệt bổ sung thuốc bổ cũng như các chất điện giải
Gluco-C, vitamin ADE vào đồ ăn của vật nuôi để tăng sức đề kháng.Sau
quá trình “trị liệu”, nếu vật nuôi khỏe trở lại hãy pha thuốc giải độc gan thận
vào thức ăn/ nước uống, nó sẽ giúp quá trình chăn nuôi hiệu quả hơn.Lưu ý:Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và các khu vực lân cận.Không nhập gà ở những nơi có dịch về nuôi.Chú ý đến đồ ăn của vật nuôiTỷ
lệ gà chết khi mắc bệnh ủ rũ lên đến 40% – 80%, đối với người nuôi gà chiến hay
chăn nuôi công nghiệp thì đều gây ra những tổn thất nặng nề. Hiểu nguyên nhân
và cách trị bệnh sẽ giúp người nuôi giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.Hy vọng qua bài viết này, phần nào cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích, cũng như hỗ trợ thêm cho quá trình chăn nuôi được hiệu quả hơn.