Gà bị sổ mũi khò khè cho uống thuốc gì?

Gà bị khò khè là một triệu chứng thường gặp ở gà, nhất là những chú chiến kê. Khò khè sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gà nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh khò khè ở gà thường có những triệu chứng gì? Nguyên nhân của bệnh này là gì? Gà bị khò khè cho uống thuốc gì? Thuốc đặc trị gà bị khò khè là gì? Cách phòng gà bị bệnh khò khè như thế nào? Bạn hãy nắm những thông tin hữu ích dưới đây để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời cho gà.Những triệu chứng của gà bị sổ mũi khò khèGà bị khò khè thường có những triệu chứng như sau: Gà thường có hiện tượng chảy nước mũi, khó thở và miệng hay có đờm. Phân gà có màu xanh và màu trắng. Gà thường ủ rũ, ít ăn uống và bộ lông xơ xác.Nguyên nhân gà bị khò khèGà bị khò khè thường do sự thay đổi của môi trường hoặc do những yếu tố từ bên trong gà.Chuồng nuôi không được thoáng, không sạch sẽ dẫn đến gà bị cảm lạnh. Từ đó, gà sẽ bị khò khè.Sau khi gà đá về, bạn không chăm sóc đúng cách như: Không lau nước ấm, không xoa bóp cho gà. Do đó, dẫn đến việc gà bị khò khè. Nghiêm trọng hơn, các vết thương có thể nặng hơn.Nếu để gà bị khò khè lâu có thể ảnh hưởng xấu đến thể trạng của nó. Do đó, việc phát hiện và chữa trị kịp thời cho gà là điều cần thiết. Vậy gà khò khè cho uống thuốc gì? Nên cho gà gà uống như thế nào?             Gà khò khè cho uống thuốc gì?Đối với gà con hoặc gà trưởng thành khò khè ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần cho gà uống nước gừng tươi khoảng 2 lần trong ngày. Gà uống liên tục khoảng 2-3 ngày sẽ khỏi. Đây là một phương pháp chữa trị từ dân gian rất hiệu quả.Nếu gà đá bị khò khè lâu ngày, bạn nên cho gà uống thuốc kháng sinh để giúp gà khỏi dứt điểm. Tuy theo từng giai đoạn, bạn sẽ cho gà uống loại thuốc phù hợp.Giai đoạn 1: Thuốc Ery – Thuốc đặc trị gà bị khò khèBạn cho gà uống thuốc Ery liên tục trong 3 ngày. Trong 2 ngày đầu, bạn cho gà uống như sau: Sáng uống ½ viên thuốc Ery, chiều uống ½ viên thuốc Ery. Đến ngày thứ 3, bạn cho gà uống luôn 1 viên vào buổi sáng. Nếu kết thúc giai đoạn 1, gà vẫn chưa khỏe hẳn, bạn bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.Giai đoạn 2Trong giai đoạn 2, gà bị khò khè cho uống thuốc gì? Bạn cần dùng thuốc hen đỏ của Thái Lan để trị dứt điểm bệnh khò khè ở gà. Lưu ý, bạn chỉ sử dụng thuốc này nếu kết thúc giai đoạn 1 gà trở nên bệnh nặng hơn.Cách vỗ đờm cho gà chọi tránh khò khèGà bị khò khè cho uống thuốc gì? Đây là một câu hỏi nhận được sự quan tâm từ dân mới chơi đá gà. Tuy nhiên, thay vì quan tâm cách chữa trị gà bị khò khè bạn hãy thực hiện vỗ đờm đúng cách cho gà chọi. Việc vỗ đờm này sẽ phòng tránh được các bệnh khò khè ở gà.Bạn dùng những chiếc tăm bông mềm rồi nhẹ nhàng đưa vào họng của gà để thực hiện lấy đờm gà và tiến hành thông cổ họng gà. Bạn cứ lặp đi lặp lại việc này cho đến khi gà hết đờm trong miệng. Sau cùng, bạn vò nát một vài lá ngải cứu rồi cho vào miệng gà. Với quy trình làm trên sẽ giúp hạn chế được việc gà bị khò khè sau khi thi đấu.Ngoài ra, bạn cũng nên cho gà ăn thêm một cục cơm nóng. Sau đó, bạn lau chùi cơ thể gà và dùng rượu nghệ để om bóp. Cuối cùng, cho gà vào chuồng kín để nghỉ ngơi.Cách phòng bệnh cho gà tránh việc bị khò khèNgoài việc vỗ đờm cho gà chọi để tránh khò khè thì cách phòng bệnh cho gà trong quá trình chăn nuôi cũng là điều cần thiết.Phòng bệnh hơn chữa bệnh vẫn là bí quyết tốt trong chăn nuôi. Việc phòng bệnh vừa giúp duy trì thể trạng tốt cho gà vừa giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt.Thay vì bạn khó khăn trong việc đi tìm câu trả lời “gà khò khè cho uống thuốc gì” hoặc “điều trị gà bị khò khè như thế nào?”. Giờ đây, bạn chỉ cần phòng bệnh khò khè cho gà thông qua các bước sau: Thường xuyên vệ sinh và khử trùng cho chuồng trại. Thắp bóng đèn với nhiệt độ thích hợp để tránh gà bị lạnh.Làm nóng và lau khô cho gà sau khi gà đã ăn xong.Vỗ đờm và xoa bóp rượu cho gà sau khi đá. Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát những biểu hiện có gà để đưa ra những biện pháp phòng tránh tốt nhất trong quá trình nuôi.Gà bị khò khè cho uống thuốc gì? Cách chữa trị gà bị khò khè như thế nào? Bài viết đã giúp bạn giải đáp. Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ đến bạn cách phòng gà bị sổ mũi khò khè. Hi vọng bạn sẽ vận dụng được những kiến thức tốt nhất để chăm sóc cho gà. Nếu bạn có thắc mắc gì về bệnh khò khè ở gà, hãy chia sẻ cùng chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo